Làm Cách Nào Để Nói Về Vắc-xin COVID-19 Với Bạn Bè và Gia Đình
To print this document, use your internet browser’s print settings to set page margins and remove the header and footer. For the best printing experience, use the Google Chrome, Firefox, or Microsoft Edge browser.
Việc quý vị hay ai đó có thắc mắc và lo lắng về vắc-xin và COVID là điều rất bình thường.
Số lượng thông tin—và quan niệm sai lầm—về vi-rút và vắc-xin có thể gây choáng ngộp.
Có nhiều cách tuyệt vời để giải quyết các thắc mắc và quan ngại của mọi người, đặc biệt là khi quý vị cố gắng đưa ai đó đi tiêm vắc-xin, mà người đó
- Không muốn hoặc cảm thấy không cần thiết.
- Lo ngại.
Sau đây là một số lời khuyên để có một cuộc trò chuyện thành công.
Lắng nghe và trả lời bằng sự đồng cảm
Lắng nghe mà không phán xét.
- Đảm bảo quý vị đang cảm thấy bình tĩnh, cởi mở và sẵn sàng lắng nghe.
- Ngôn ngữ cơ thể tích cực, chẳng hạn như duy trì giao tiếp bằng ánh mắt, có thể khiến bạn bè và gia đình quý vị cảm thấy thoải mái hơn. Cố gắng không đảo mắt hay khoanh tay.
- Hãy tôn trọng suy nghĩ và cảm xúc của người khác—ngay cả khi quý vị không đồng ý hoặc họ suy nghĩ và cảm xúc khác với quý vị.
- Đừng ngắt lời. Hãy chờ người khác nói xong rồi quý vị nói.
Hãy để người khác cảm thấy quý vị đang lắng nghe họ.
- Chẳng hạn, quý vị có thể nói: “Có vẻ như bạn đang bị căng thẳng tại nơi làm việc và ở nhà, rồi những lo ngại về vắc-xin khiến bạn càng thêm lo lắng. Đây quả là một vấn đề thực sự khó khăn.”
Đừng dùng từ “nhưng” trong câu nói của quý vị.
- Chẳng hạn, ngay cả khi quý vị không đồng ý với người khác về một vấn đề nào đó, đừng nói những câu như: “Tôi nghe bạn nói rồi nhưng tôi không đồng ý với điều bạn vừa nói.” Hãy nói kiểu: “Tôi đã nghe bạn nói rồi.”
Đừng đối đầu với người khác về điều mà quý vị cho là không đúng.
- Chẳng hạn, đừng trả lời theo cách này: “Không, bạn nói sai rồi.” Thay vào đó, quý vị hãy đề nghị chia sẻ thông tin thực tế về vắc-xin từ một nguồn đáng tin cậy, để họ tự quyết định xem những điều họ tin tưởng là đúng hay không (thông tin thêm về điều này ở bên dưới).
Đặt câu hỏi mở nhằm tìm hiểu mối quan ngại
Câu hỏi mở là để nhận được nhiều ý kiến hơn thay vì chỉ trả lời “có” hoặc “không”.
Đặt câu hỏi mở giúp quý vị thấu hiểu
- Điều mà người khác đang lo lắng.
- Nơi họ đã đọc thông tin về mối lo ngại.
- Họ đã làm gì để nhận được câu trả lời cho thắc mắc của họ. Chẳng hạn, quý vị có thể hỏi: “Bạn cảm thấy thế nào về bản tin đó? Sau đó, bạn sẽ làm gì?”
Hãy thể hiện sự tôn trọng trong câu hỏi của quý vị.
Chẳng hạn, đừng nói suy nghĩ của họ là “ngớ ngẩn”. Và đừng hỏi những câu như: “Sao bạn lại có thể lo lắng về điều đó nhỉ?”
Hãy xin phép được chia sẻ thông tin
Khi quý vị đã hiểu rõ mối quan ngại của họ, hãy xin phép được chia sẻ thông tin về vắc-xin với họ.
Nếu họ không muốn, hãy cẩn thận đừng cố gắng nhồi thông tin cho họ.
Nếu họ đồng ý, hãy cho họ biết nơi quý vị lấy thông tin mà quý vị cho rằng đáng tin cậy. Các nguồn tài nguyên tốt nhất để nhận câu trả lời thực tế cho các thắc mắc phổ biến về COVID và vắc-xin bao gồm:
- Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh
- Sở y tế địa phương của quý vị
- Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (như bác sĩ, y tá và dược sĩ)
Đôi khi, việc chia sẻ những câu trả lời nhanh chóng, chính xác về các mối quan ngại chung có thể giúp một người chuyển từ lo lắng sang tự tin.
Nếu quý vị không biết câu trả lời cho thắc mắc của họ, hãy cân nhắc đề nghị giúp họ tìm kiếm thông tin.
Giúp mọi người tìm ra lý do cần tiêm vắc-xin
Sau khi giải quyết mối quan ngại của họ bằng sự đồng cảm, tôn trọng và sự thật, hãy hướng cuộc trò chuyện từ lý do tại sao họ chưa tiêm vắc-xin sang lý do họ nên tiêm chủng.
Quý vị có thể nói như, “Tôi hiểu rất rõ sự căng thẳng khi nghĩ về COVID. Bạn nghĩ mình có những lợi ích nào khi tiêm vắc-xin COVID?”
Quý vị có thể chia sẻ lý do mình tiêm vắc-xin hoặc thảo luận về các mục tiêu chung có thể có, chẳng hạn như có thể đi thăm viếng nhau một cách an toàn.
Tất cả mọi người chọn tiêm vắc-xin đều có lý do riêng, chẳng hạn như:
- Bảo vệ bản thân khỏi bị bệnh
- Bảo vệ gia đình
- Bảo vệ con trẻ
- Để giảm bớt lo lắng
- Đi thăm cha mẹ
- Quay trở lại các hoạt động thường ngày (như gặp gỡ bạn bè, tiếp tục công việc hoặc đi học)
Giúp mọi người được tiêm chủng
Sau khi họ quyết định tại sao nên tiêm vắc-xin, hãy giúp họ tiến hành tiêm vắc-xin.
Hãy giúp con đường đi tiêm vắc-xin của họ dễ dàng hơn. Quý vị có thể:
- Giúp họ đặt lịch hẹn tiêm chủng. Tìm những điểm tiêm vắc-xin gần quý vị tại vaccines.gov.
- Cùng họ đi đến điểm hẹn, nếu cần.
- Giúp họ đến điểm hẹn hoặc đề nghị trông trẻ nếu họ cần chăm sóc trẻ.
Quý vị cũng có thể thử nói điều gì đó như: “Mình đi tiêm vắc-xin thôi nào”. Điều này giúp việc tiêm vắc-xin trở thành lựa chọn mặc định.
Là một người đưa tin đáng tin cậy cho gia đình và bạn bè, quý vị có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp họ đưa ra quyết định đi tiêm chủng.